Contents
- 1 Phim Việt Nam thường mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đằng sau mỗi thước phim chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Những bộ phim cổ trang Việt Nam hay nhất cũng vậy, chúng vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính giáo dục hướng con người đến cái thiện và cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy cùng TopReview điểm qua những bộ phim cổ trang Việt Nam hay nhất, những phim đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước. Xem phim để cùng hiểu hơn về văn hóa lịch sử dân tộc và những giá trị nhân văn từ thời xưa để lại. 1. Thằng bờm
- 2 2. Đêm hội long trì
- 3 3. Kiếp phù du
- 4 4. Khát vọng Thăng Long
- 5 5. Long thành cầm giả ca
- 6 6. Thiên mệnh anh hùng
- 7 7. Thái sư Trần Thủ Độ
- 8 8. Vợ ba
- 9 9. Chị Dậu
- 10 10. Dòng máu anh hùng
- 11 Lời kết
Phim Việt Nam thường mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đằng sau mỗi thước phim chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Những bộ phim cổ trang Việt Nam hay nhất cũng vậy, chúng vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính giáo dục hướng con người đến cái thiện và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hãy cùng TopReview điểm qua những bộ phim cổ trang Việt Nam hay nhất, những phim đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước. Xem phim để cùng hiểu hơn về văn hóa lịch sử dân tộc và những giá trị nhân văn từ thời xưa để lại.
1. Thằng bờm
Khái quát
- Thể loại: tâm lí, hài hước, phiêu lưu
- Kịch bản: Bành Châu
- Đạo diễn: Lê Đức Tiến và Phạm Thanh Phong
- Thời lượng: 90 phút
- Năm phát hành: 1987
Nội dung
Bộ phim Thằng Bờm được ra đời vào năm 1987, do nghệ sĩ ưu tú Bành Châu viết kịch bản. Từ những câu vè thân thuộc, từ những mẫu chuyện cười dân gian, chân dung Thằng Bờm đã được khắc họa một cách chân thực và sinh động.
Những trò đùa vô hại, vô tư của Thằng Bờm cũng như các đứa trẻ khác làm cho người ta có những trận cười sảng khoái. Nhưng đằng sau đó là những điều sáng suy ngẫm trong cuộc sống thường ngày. Và những giá trị trong phim nó còn tồn tại mãi cho đến bây giờ.
Giải thưởng đạt được
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8, phim dành được nhiều giải thưởng danh giá:
- Đạo diễn xuất sắc nhất
- Âm nhạc xuất sắc nhất
- Nam diễn viên xuất sắc nhất
2. Đêm hội long trì
Khái quát
- Thể loại: dã sử
- Kịch bản: dựa vào tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng và được Lê Phương cùng Hoàng Nhuận Cầm dựng lại.
- Đạo diễn: Hải Ninh
- Thời lượng: 95 phút
- Năm phát hành: 1989
Nội dung
Đêm hội long trì là bộ phim dã sử, nói về các cuộc chiến chốn cung đình của triều đại Việt Nam thời chúa Trịnh Sâm. Với sự quy tụ của những diễn viên nổi tiếng đình đám cuối thế kỷ XX. Các tình huống diễn tả lột trần hết sự áp bức bóc lột của vua chúa với nhân dân, sự mưu mô, quỷ quyệt tranh dành chức quyền chốn thâm cung.
Đêm hội Long Trì tái hiện lại sự suy thoái phân rã của xã hội. Một vị chúa tài giỏi nhưng bị sắc dục làm mờ con mắt, dẫn đến bị thao túng quyền lực. Từ đó nhân dân gặp nhiều khó khăn khổ cực.
Bộ phim là điểm nhấn cho sự mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn nội bộ, chốn cung đình thời điểm bấy giờ. Đây cúng chính là dấu son quan trọng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng- người được mệnh danh đưa lịch sử vào các tác phẩm văn chương chân thực nhưng không gây nhàm chán.
Giải thưởng đạt được
Giải liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9, bộ phim được vinh danh trong những giải thưởng danh giá:
- Quay phim xuất sắc nhất
- Họa sĩ xuất sắc nhất
3. Kiếp phù du
Khái quát
- Thể loại: dã sử
- Kịch bản: chuyển thể từ tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng : Đêm hội Long Trì. Phần 2 của phim Đêm hội Long Trì
- Đạo diễn: Hải Ninh
- Thời lượng: 95 phút
- Năm phát hành: 1990
Nội dung
Kiếp phù du là câu chuyện tiếp sau của bộ phim Đêm hội Long Trì. Khi chúa Trịnh Sâm chết đi, 2 phe phái đấu đá, tranh giành quyền lợi. Những âm mưu hiểm độc, sự tàn bạo của 2 phe phái chỉ vì quyền lợi của mình mà không nghĩ đến hậu quả.
Với tài năng diễn xuất của những diễn viên kỳ cựu, đẳng cấp giúp cho cuộc chiến trở nên chân thực và sinh động hơn. Bộ phim cũng trở nên thành công, gần gũi với khán giả hơn.
Giải thưởng đạt được
Giải liên hoan phim Việt Nam lần thứ 9:
- Bông sen Bạc
- Quay phim xuất sắc nhất
- Nhạc sĩ xuất sắc nhất
4. Khát vọng Thăng Long
Khái quát
- Thể loại: phim nhựa lịch sử
- Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh
- Kịch bản: Lưu Trọng Ninh và Charlie Nguyễn
- Thời lượng: 110 phút
- Năm phát hành: 2010
Nội dung
Chào mừng kỷ niệm ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, bộ phim Khát vọng Thăng Long được ra đời như một lời ca ngợi của nhân dân Việt Nam đối với các anh hùng dân tộc nhà Lý.
Với bối cảnh được lấy chính là thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt cuối thế kỷ X, hành trình Lý Công Uẩn lên làm vua và dời đô. Bộ phim xoay quanh cuộc đời từ nhỏ của Lý Công Uẩn và Lê Long Đĩnh cho đến khi Lý Công Uẩn lên làm vua. Không chỉ là một bộ phim xoay quanh chuyện chính trị mang hơi hướng lịch sử, bộ phim còn kể về chuyện tình tay 3 giữa Lý Công Uẩn, Lê Long Đĩnh và ca nữ Dạ Hương.
Giải thưởng đạt được
Bộ phim đạt được nhiều giải thưởng tại Cánh diều vàng 2010:
- Giải Cánh diều bạc 2010 cho phim nhựa
- Giải Đạo diễn xuất sắc cho Lưu Trọng Ninh
- Giải Nam diễn viên chính xuất sắc cho Vũ Đình Toàn trong vai Lê Long Đĩnh.
5. Long thành cầm giả ca
Khái quát
- Thể loại: phim nhựa
- Kịch bản: Văn Lê dựa theo bài thơ cùng tên của đại thi hào Nguyễn Du: Long thành cầm giả ca
- Đạo diễn: Đào Bá Sơn
- Thời lượng: 124 phút
- Năm phát hành: 2010
Nội dung
Bộ phim Long thành cầm giả ca được sản xuất dựa trên ý tưởng của bài thơ cùng tên của Đại thi hào Nguyễn Du. Đây là một bộ phim nằm trong những list phim xuất sắc được lựa chọn để chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội.
Bộ phim được bắt đầu từ khung cảnh một bé nhỏ tên Gái tại cái giếng làng hình chiếc đàn bầu. Cô bé được sinh ra tại vùng nông thôn nghèo, sau này được đưa lên Thăng Long nối nghiệp mẹ làm ca kĩ. Cô bé được đổi tên thành Cầm, lớn lên với tài sắc vẹn toàn, tiếng đàn say đắm lòng người cùng với nhan sắc chim sa cá lặn.
Vì chiến tranh, hoạn nạn, Cầm đã gặp Tố Như và có những câu chuyện tình lãng mạn êm đềm dù cho Tố Như đã có vợ con ở quê nhà. Nhưng cũng vì chiến tranh, họ lại phải cách xa nhau. Sau này, khi Tố Như làm quan, 2 người gặp lại nhau thì đã già nua. Tố Như thấy vậy liền ngẫu hứng làm bài thơ Long thành cầm giả ca, đây cũng chính là lần cuối cùng 2 người gặp lại nhau.
Cuối phim là hình ảnh Cầm đi về cái giếng, và bỏ lại cái đàn bầu cô yêu thích. Không ai còn thấy Cầm nữa, có người nói rằng, Cầm đã nhảy xuống giếng. Vì vậy, mỗi đêm trăng tròn, người ta thường nghe tiếng đàn du dương, đượm buồn và lưu luyến vang lên tại cái giếng này.
Một bộ phim nhẹ nhàng, với những câu chuyện chiến tranh đau thương. Cùng đó là câu chuyện tình dang dở day dứt lòng người, mang đến con người ta một cái gì đó trĩu nặng, lưu luyến….
Giải thưởng đạt được
Phim đạt được nhiều giải thưởng danh giá:
Tại cánh diều vàng 2010:
- Cánh diều vàng 2010 cho phim nhựa
- Biên kịch xuất sắc nhất
- Họa sĩ xuất sắc nhất
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17:
- Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
- Họa sĩ thiết kế xuất sắc nhất
- Giải thưởng của ban giám khảo.
6. Thiên mệnh anh hùng
Khái quát
- Thể loại: điện ảnh lịch sử
- Kịch bản: Victor Vũ + Hồng Phúc + Đoàn Nhật Nam
- Đạo diễn: Victor Vũ
- Thời lượng: 99 phút
- Năm phát hành: 2012
Nội dung
Với bối cảnh lịch sử là sau thảm án Lệ Chi Viên. Bộ phim kể về cuộc đời người cháu nội duy nhất của Nguyễn Trãi sau khi được cứu sống và hành trình đi tìm bức huyết thư để rửa sạch tội oan cho gia tộc.
Trong quá trình trả thù, điều tra chân tướng, người cháu nội ấy là Nguyên Vũ đã dẫn thân vào chốn quan trường, tìm hiểu ra sự thâm sâu hiểm độc, và những chuyện cơ mật chốn quan trường. Đồng hành cùng anh là Hoa Xuân, một hiệp nữ xinh đẹp và cùng chung chí hướng báo thù.
Qua nhiều lần chông gai, bị ám sát và truy đuổi, cuối cùng họ cũng tìm được bức huyết thư. Nhưng con đường giữ và đưa huyết thư cho Thái Hậu còn gian nan khổ cực và suýt đánh đổi cả tính mạng vì những kẻ mưu mô, lộng hành và có ý định lật đổ chính quyền, cướp ngôi.
Cuối cùng, bức thư cũng được Nguyên Vũ trao tận tay cho Thái Hậu. Thân thế cháu nội của Nguyễn Trãi cũng được làm rõ. Sau này, Nguyên Vũ cùng với Hoa Xuân cùng về lại ngôi chùa năm xưa, lựa chọn cuộc sống an nhàn và hạnh phúc.
Giải thưởng của phim
Tại Cánh diều vàng 2012:
- Cánh diều vàng
- Đạo diễn xuất sắc nhất
- Quay phim xuất sắc nhất
- Nam diễn viên chính xuất sắc nhất
Tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ 18:
- Bông sen bạc
- Đạo diễn xuất sắc
7. Thái sư Trần Thủ Độ
Khái quát
- Thể loại: Lịch sử
- Kịch bản: Nguyễn Mạnh Tuấn
- Đạo diễn: Đào Duy Phúc
- Thời lượng: 45 phút/ tập, 34 tập
- Năm phát hành: 15/10/2013
Nội dung
Chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội 2010, Thái sư Trần Thủ Độ là bộ phim được hội đồng chuyên môn đánh giá cao.
Thái sư Trần Thủ Độ là bộ phim được đánh giá cao về chất lượng. Đây là một bộ phim được tìm hiểu khá chặt chẽ và tỉ mỉ về tính lịch sử nhưng vẫn lôi cuốn hấp dẫn người xem, không gây nhàm chán. Các chi tiết về trang phục, đạo cụ, võ thuật và bối cảnh được đánh giá cao, đậm chất thuần Việt.
Đây là một bộ phim được đầu tư tâm huyết và có sự tham gia của những diễn viên, nghệ sĩ gạo cội tạo được tiếng vang lớn cho phim cổ trang Việt Nam.
Bộ phim xoay quanh bối cảnh lịch sử là biến động náo loạn Thăng Long 1210 đến quá trình nhà Trần lên ngôi thay cho nhà Lý. Các tình tiết sự kiện phim hấp dẫn lôi cuốn người xem qua từng tập phim đặc sắc.
Giải thưởng của phim
Cánh diều vàng 2012
- Phim truyền hình xuất sắc nhất
- Biên kịch xuất sắc nhất
- Đạo diễn xuất sắc nhất.
8. Vợ ba
Khái quát
- Thể loại: cổ trang lịch sử, tâm lý xã hội
- Kịch bản: Ash Mayfair
- Đạo diễn: Ash Mayfair
- Thời lượng: 92 phút
- Năm phát hành: 2019
Nội dung
Vợ ba là bộ phim được lấy bối cảnh xã hôi Việt Nam cuối thế kỉ 19. Phim kể về cuộc sống làm vợ của một cô bé vùng quê khi bắt đầu ở tuổi 14, làm vợ ba.
Những tưởng cuộc sống của cô sang trang mới, đầy đủ ấm no hạnh phúc hơn khi được gả cho nhà giàu có quyền quý. Nhưng rồi cuộc sống khắc nghiệt, đày đọa một cô bé mới lớn phải trưởng thành mưu mô hơn để sinh tồn trong chính cuộc sống “vương giả”của mình.
Bộ phim bắt đầu lên cao trào khi Mây- cô bé vợ ba mắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc sinh con trai nối dõi tông đường. Muốn cuộc sống dễ thở, hạnh phúc hơn, bắt buộc cô phải tham gia vào cuộc chiến tranh giành quyền lực- sắc dục.
Bộ phim tuy nhận nhiều lời chỉ trích vì để cô bé 13 tuổi đóng nhiều cảnh nóng. Sau đó được nhà sản xuất giải thích có sử dụng đồ bảo hộ và có sự chứng kiến giám sát của người giám hộ (cha mẹ của diễn viên).
Phim nhận được nhiều giải thưởng danh giá và phản ánh chân thực hình ảnh những gia đình Việt Nam thời bấy giờ. Bộ phim khắc họa rõ nét sự khát vọng bình đẳng giới, chế độ phong kiến lạc hậu, hủ tục, tâm linh ma mị và khát vọng sống hạnh phúc của mỗi người.
Giải thưởng của phim
Liên hoan phim quốc tế Toronto 2018:
- Phim Châu Á xuất sắc nhất
- Giải thưởng Netpac
Liên hoan phim quốc tế Chicago:
- Đạo diễn trẻ xuất sắc nhất
Liên hoan phim quốc tế Kolkata lần thứ 24:
Liên hoan phim quốc tế Cairo lần thứu 40:
- Đóng góp nghệ thuật xuất sắc nhất.
9. Chị Dậu
Khái quát
- Thể loại: tiểu thuyết cách mạng
- Kịch bản: dựa trên tiểu thuyết nổi tiếng Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố
- Đạo diễn: Phạm Văn Khoa
- Thời lượng: 80 phút
- Năm phát hành: 1980.
Nội dung
Đạo diễn Phạm Văn Khoa là người được đánh giá cao trong việc tái hiện các tác phẩm văn học nổi tiếng, các đề tài cách mạng. Những tác phẩm của ông đem đến đa cung bậc cảm xúc cho người xem, khiến con người phải suy nghĩ và hành động để thay đổi.
Phạm Văn Khoa đã khắc họa nhân vật Chị Dậu một cách chân thực và sống động nhất. Cho người xem cảm giác như hòa mình vào nhân vật, cùng cảm nhận những khắc khổ họ trải qua, những mong ước và sự căm phẫn cho cuộc sống bất công.
Bộ phim tái hiện “tiếng khóc” chân thực của Chị Dậu, sự oán giận căm hờn của những còn người phải chịu bất công.
Mỗi bộ phim đều được Phạm Văn Khoa đầu tư cẩn thận, chi tiết tỉ mỉ cho thấy tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của một trong những đạo diễn hàng đầu Việt Nam.
Giải thưởng đạt được
- Huy chương vàng liên hoan phim Nantes (Pháp)
- Đạo diễn Nghệ sĩ nhân dân Phạm Văn Khoa nhận giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật cho 3 tác phẩm: Lửa trung tuyến, Chị Dậu, Làng Vũ Đại ngày ấy.
10. Dòng máu anh hùng
Khái quát
- Thể loại: lịch sử
- Kịch bản: Charlie Nguyễn + Johnny Trí Nguyễn + Dominic Pereira
- Đạo diễn: Charlie Nguyễn
- Thời lượng: 103 phút
- Năm phát hành: 2007
Nội dung
Lấy bối cảnh thời Thực Dân Pháp đô hộ, Bộ phim khắc họa chân thực những hình ảnh đau khổ của nhân dân phải hứng chịu do chiến tranh gây ra.
Đặc biệt những anh hùng Việt Nam cũng được ra đời đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc. Các phong trào kháng chiến chống Pháp được nổ ra rầm rộ. Chính quyền Pháp đã ác độc dùng những người Việt thành đội đặc nhiệm chuyên săn lùng, tiêu diệt những lực lượng kháng chiến mà chúng cho là phiến loạn. Và trong đó có tên Sỹ chính là tay sai đứng đầu của bọn chúng với những lời hứa hẹn trao chức quyền.
Thúy, người con gái can đảm, dù bị bắt tra tấn nhưng không hé lời bị bọn chúng quyết định nhốt biệt giam. Cường là tay sai của Sỹ, được sắp xếp giả cứu Thúy rồi lên kế hoạch chiếm đóng căn cứ của nghĩa quân.
Nhưng trên con đường trở về nghĩa quân, 2 người gặp nhiều khó khăn trắc trở, cùng với lòng yêu nước của Thúy, Cường bắt đầu đã chuyển hóa.
Cuối phim là hình ảnh Thúy và Cường cứu được Đề Cảnh- cha của Thúy và là người đứng đầu nghĩa quân ám sát chánh sở Mật Thám. Cả 3 người cùng về lại quê làng và thắp hương cho những xác chết trong nghĩa quân của dân làng.
Giải thưởng đạt được
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 15:
- Bông sen bạc
- Quay phim xuất sắc nhất
- Nữ diễn viên xuất sắc nhất
- Nhạc sĩ xuất sắc nhất
- Họa sĩ xuất sắc nhất
Lời kết
10 Phim cổ trang Việt Nam hay nhất trên đây có thể được chuyển thể từ nhân vật, sự kiện lịch sử, hoặc từ những câu chuyện dân gian hư cấu, hay từ những tác phẩm văn học… Tất cả đều mang một nét riêng đặc trưng chung đó là khắc họa lại một phần nào những nét văn hóa của người Việt ta ngày xưa. Và điều đặc biệt nhất mà mỗi bộ phim cổ trang Việt mang lại đều là những giá trị nhân văn, khát vọng sống hạnh phúc, hòa bình của con người vẫn mãi còn về sau này.
Xem thêm: