[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

[❤️️??] Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng & độc đáo

Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ gắn liền với sinh hoạt tinh thần của người dân nơi đây. Nếu bạn muốn tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo, cũng như muốn tham gia những lễ hội thu hút đông đảo du khách khi ghé thăm mảnh đất Nam Bộ bình dị này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ

Tham khảo: Những lễ hội nổi tiếng miền Bắc & Những lễ hội lớn, nổi tiếng miền Trung

Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng nhất kèm thời gian, địa điểm
Những lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Nam Bộ

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) – Từ 13 – 15 tháng Giêng

  • Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng.
  • Địa điểm tổ chức tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng nhất kèm thời gian, địa điểm. Chùa bà Thiên Hậu
Lễ hội chùa bà Thiên Hậu ở Bình Dương

Một trong những lễ hội độc đáo ở Nam Bộ không thể bỏ qua lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng, tại số 4 đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Lễ hội truyền thống ở Nam Bộ này thu hút đông đảo du khách thập phương, sáng ngày 14 lễ rước Bà được tổ chức theo nghi lễ cổ truyền. Kiệu Bà được rước đi khắp các đường phố cùng với những đội múa lân, sư tử, cờ xí ngợp trời. Tới ngày 15 du khách khắp các vùng lân cận kéo nhau về chùa bà để thắp hương, cầu phúc, cầu lộc cho một năm mới gặp nhiều may mắn. Đây là một lễ hội dân gian mang đậm nét văn hóa độc đáo của vùng Đông Nam Bộ.

Lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh) – Từ 18 – 19 tháng Giêng

  • Thời gian diễn ra lễ hội 18 – 19 tháng Giêng.
  • Địa điểm tổ chức xã Ninh Sơn thuộc thị xã Tây Ninh.
  • Đối tượng suy tôn: Linh Sơn Thánh Mẫu.
  • Đặc điểm: Hội xuân Núi Bà không chỉ là sự tự do tín ngưỡng tôn giáo mà còn biểu hiện đậm đà bản sắc dân tộc.
Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng nhất kèm thời gian, địa điểm. Núi Bà Đen
Lễ hội Núi Bà Đen Tây Ninh

Đây là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ thu hút đông đảo du khách đi du xuân dịp đầu năm mới. Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều tối 30 Tết Nguyên Đán đến hết tháng Giêng, tháng Hai âm lịch đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng du khách trong tỉnh và các vùng lân cận đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông tại núi Bà Đen.

Để lên đỉnh núi du khách phải đi bộ và leo núi, khi tới lưng chừng núi có thể vào lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu và nghỉ ngơi. Nếu có sức có thể tiếp tục theo đường mòn leo núi để lễ chùa hoặc du khách có thể ở lại chùa để dùng cơm chay đãi khách. Lên cao chút nữa, gần đỉnh là Miếu Sơn Thần.

Lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang) – Từ ngày 23 – 27 Tháng 4 âm Lịch

  • Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 23 – 27 Tháng 4 âm Lịch.
  • Địa điểm tổ chức: Phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.
Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng nhất kèm thời gian, địa điểm. Lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ hội Bà Chúa Xứ ở An Giang

Lễ hội Bà Chúa Xứ (lễ Vía Bà) là lễ hội nổi tiếng ở Nam Bộ được tổ chức từ đêm 23/4 đến 27/4 Âm lịch, được tổ chức tại Miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam (trước là xã Vĩnh Tế),thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang.

Những hoạt động của lễ hội truyền thống ở Nam Bộ này bao gồm 2 phần nghi lễ: Phần lễ của lễ Vía Bà gồm: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Phần hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian như: Múa mâm thao, múa lân, múa đĩa chén…

Lễ hội tết Nguyên Tiêu tại khu người Hoa – TP. Hồ Chí Minh

  • Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 14 – 15 tháng giêng âm Lịch.
  • Địa điểm tổ chức: phố người Hoa (khu vực Chợ Lớn)
Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng nhất kèm thời gian, địa điểm. Tết nguyên tiêu ở phố người Hoa ở Sài Gòn
Tết nguyên tiêu ở phố người Hoa tại Sài Gòn

Nói tới một trong những lễ hội nổi tiếng ở Nam Bộ trong năm thì dịp tết nguyên tiêu vào khoảng ngày rằm tháng giêng chính là một sự kiện mà bạn nên tham gia. Vào khoảng thời gian này, khắp các con đường ngõ phố ở khu chợ lớn Sài Gòn sẽ tràn ngập đèn lồng lung linh và còn có những tiết mục biểu diễn đặc sắc như múa rồng, đi cà kheo, múa lân, đốt pháo, diễu hành đường phố…

Lễ hội Dinh Cô ở Bà Rịa Vũng Tàu

  • Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày 10 tới ngày 12 tháng 2 Âm lịch hàng năm
  • Địa điểm tổ chức: thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng nhất kèm thời gian, địa điểm. Lễ hội Dinh Cô
Lễ hội Dinh Cô ở Vũng Tàu

Lễ hội Dinh Cô hay còn gọi là vía Cô, được biết đến là một trong những lễ hội thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan. Được biết lễ hội này được tổ chức nhằm cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an. Tương truyền, cách đây khoảng 2 thế kỷ, có một trinh nữ tên Lê Thị Hồng (người Bình Định) theo cha vào Vũng Tàu buôn bán. Cô là người giàu lòng nhân ái, luôn giúp đỡ mọi người nên được nhiều người yêu quý.

Tuy nhiên, khi vừa tròn 16 tuổi thì Cô bị tai nạn khi theo cha ra biển và qua đời, ngư dân địa phương đã chôn cất Cô ở trên đồi Cô Sơn và lập miếu thờ cho Cô. Theo lời kể thì sau nhiều năm, Cô đã về báo mộng cho người dân nơi đây và nhờ vậy giúp cho dân làng vượt qua nhiều khó khăn, dịch bệnh cũng như phù hộ cho việc ra khơi đánh cá thuận lợi hơn.

Vào năm 1930, để làm cho danh hiệu “Long Hải thần nữ bảo an chính trực, nương nương chi thần” thêm phần rạng rỡ, ngư dân Long Hải dời miếu Cô lên núi Kỳ Vân. Đây cũng là nơi Dinh Cô tọa lạc đến ngày nay. Đây cũng chính là nơi mà người dân địa phương cũng như những ngư dân từ nơi khác tới thắp hương cúng bái, là một ngôi miếu linh thiêng của người dân Vũng Tàu.

Lễ hội Nghinh Ông Kiên Giang

  • Thời gian diễn ra lễ hội là khoảng ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch hàng năm
  • Địa điểm tổ chức: xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang
Những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng nhất kèm thời gian, địa điểm. Lễ hội Nghinh ông Kiên Giang
Lễ hội Nghinh Ông ở Kiên Giang

Tiếp tục một lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng khác đó là lễ hội Nghinh Ông tại Kiên Giang. Lễ hội này được tạo ra nhằm thể hiện lòng biết ơn của ngư dân đối với biển cả, bên cạnh đó cũng là lời cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa, đánh bắt được nhiều tôm cá.

Bên cạnh, những lễ hội truyền thống ở Nam Bộ nổi tiếng và hút khách trên, các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những lễ hội độc đáo khác như:

  • Lễ hội cúng dừa Nam Bộ diễn ra từ ngày 14-16 tháng 3 âm lịch hàng năm, tại chùa Mahasal Thatmon ở tỉnh Sóc Trăng. Điểm nhấn của lễ hội này là dùng trái dừa làm bình bông cúng, phần bông là lá trầu xanh và những bông hoa sen, hoa cúc…
  • Lễ hội Ok Om Bok diễn ra vào ngày 14, 15 tháng 10 âm lịch. Vào ngày này dân làng tiến hành làm lễ cúng trăng trước nhà mình, sau đó tập trung lại chùa để làm lễ chung.
  • Lễ hội đua bò được tổ chức hàng năm vào dịp tết Dolta từ ngày 29/8 đến 1/9 âm lịch. Lễ hội có ý nghĩa tưởng nhớ đến công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của ông bà và nhớ về tổ tiên.
  • Lễ hội Cholchnam Thmay, diễn ra từ 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Vào ngày này người dân trang trí nhà cửa và chuẩn bị hoa quả, hương đèn lên chùa lễ Phật, thăm hỏi ông bà, cha mẹ.
[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart