Nhiều người không thích ăn đậu bắp vì quả này có chất nhớt. Tuy nhiên, đây là loại quả mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy ăn đậu bắp mỗi ngày có tốt không? Đậu bắp kỵ với rau gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.
Contents
- 1 Quả đậu bắp có tác dụng gì?
- 2 Đậu bắp kỵ với rau gì?
- 2.1 1. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người có vấn đề về đường ruột
- 2.2 2. Người đang dùng thuốc chống đông máu
- 2.3 3. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người bị sỏi thận
- 2.4 4. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người đang dùng thuốc trị tiểu đường
- 2.5 5. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người mẫn cảm, dễ dị ứng
- 2.6 6. Nam giới có vấn đề về sinh lý
- 3 Ăn đậu bắp mỗi ngày có tốt không?
Quả đậu bắp có tác dụng gì?
Đậu bắp là loại cây ăn quả, còn có tên gọi khác là mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê. Cây đậu bắp thường cao đến 2,5m, lá dài, rộng từ 10cm đến 20cm. Quả đậu bắp thuôn dài, nhọn ở phần đầu, chứa hạt bên trong. Đậu bắp có vị ngọt nhẹ, nhiều chất nhớt.
Nếu biết đậu bắp kỵ với rau gì, bạn sẽ chế biến đúng cách và tận dụng hết công dụng của loại quả này. Dưới đây là một số giá trị dinh dưỡng từ quả đậu bắp.
1. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng
Đậu bắp giàu vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, đây còn là loại quả chứa ít calo. 100 gam đậu bắp có khoảng 33 calo. Một nửa cốc đậu bắp nấu chín cung cấp khoảng 18 calo với hàm lượng các chất như sau:
• 4 gam carbohydrate
• 0 gam cholesterol
• 0,2 gam chất béo
• 2 gam chất xơ
• 1,5 gam protein
• 5 miligam natri
• 2 gam đường
• 32 microgam vitamin K (27% giá trị hàng ngày hoặc DV)
• 14 miligam vitamin C (22% DV)
• 0,2 miligam mangan (9% DV)
• 37 microgam folate (9% DV)
• 29 miligam magiê (7% DV)
• 0,1 miligam thiamin (8% DV)
• 0,15 miligam vitamin B6 (9% DV)
• 62 miligam canxi (5% DV)
>>> Đọc thêm: Trứng gà kỵ gì? 13 thực phẩm không nên kết hợp
2. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch
Trước khi tìm hiểu đậu bắp kỵ với rau gì, cùng xem tác dụng của đậu bắp với sức khỏe tim mạch.
Chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt mức cholesterol giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các nghiên cứu về việc ăn đậu bắp có tác động tới mức cholesterol đã cho ra kết quả khả quan. Theo đó, chế độ ăn chứa 1% đến 2% đậu bắp sẽ có tác dụng giảm cholesterol có hại. Kết quả này hiện chỉ tiến hành trong phòng thí nghiệm, chưa áp dụng ở người. Tuy nhiên, kết quả ban đầu rất khả quan.
Bên cạnh đó, đậu bắp cũng chứa nhiều polyphenol. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất này có thể làm giảm huyết áp, cholesterol và triệu chứng viêm liên quan đến bệnh tim.
3. Kiểm soát lượng đường trong máu
Tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng như tổn thương nội tạng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu bắp là loại quả giàu chất xơ. Nửa cốc đậu bắp nấu chín cung cấp hơn 2 gam chất xơ, gần 10% lượng chất xơ mà người lớn cần trong một ngày. Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường. Từ đó, cơ thể có thể kiểm soát để giữ lượng đường trong máu ổn định.
Ngay cả khi không mắc bệnh tiểu đường, bạn vẫn nên quan tâm đến lượng đường trong máu. Khi chỉ số đường ổn định, sức khỏe được đảm bảo. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc việc bổ sung đậu bắp để có chỉ số đường trong máu tốt nhé.
4. Tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa
Chất xơ trong đậu bắp có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng. Ngoài ra, đậu bắp còn có lượng chất nhầy đặc trưng. Chất nhầy này chứa hàm lượng pectin cao. Pectin là chất xơ prebiotic dạng gel, có nhiệm vụ nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh giúp bạn ít bị viêm và đầy hơi. Từ đó, đường ruột khỏe mạnh hơn, cải thiện chứng táo bón. Nói cách khác, chất nhầy trong đậu bắp hoạt động như một thuốc nhuận tràng tự nhiên.
5. Giúp xương khỏe mạnh
Đậu bắp là nguồn cung cấp canxi dồi dào, rất quan trọng cho sức khỏe xương khớp. Trong nửa cốc đậu bắp nấu chín, bạn sẽ nhận được khoảng 5% lượng canxi cần thiết hàng ngày.
Đậu bắp còn chứa vitamin K, folate có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa, phòng chống bệnh loãng xương.
>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn
Đậu bắp kỵ với rau gì?
Đậu bắp thường được chế biến bằng cách luộc, hấp, nướng, xào hoặc nấu canh chua. Khi kết hợp với các thực phẩm khác, nhiều người thắc mắc đậu bắp kỵ với rau gì. Hiện vẫn chưa có kết luận khoa học vào về việc không nên nấu đậu bắp cùng thực phẩm nào. Tuy nhiên, nếu thuộc một trong những nhóm sau, bạn nên hạn chế ăn loại quả này nhé.
1. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người có vấn đề về đường ruột
Đậu bắp có tác dụng nhuận tràng, kích thích đường ruột hoạt động trơn tru. Đây là vị thuốc tự nhiên giúp trị chứng táo bón. Tuy nhiên, nếu đường ruột đang nhạy cảm hoặc bị tiêu chảy, bạn không nên ăn đậu bắp. Loại quả này sẽ khiến tình trạng đi ngoài của bạn nghiêm trọng hơn.
2. Người đang dùng thuốc chống đông máu
Vitamin K trong đậu bắp có khả năng tương tác với các thuốc chống đông máu. Theo đó, vitamin K có thể tác động để hình thành các cục máu đông. Điều này đi ngược với tác dụng của thuốc chống đông máu. Vì vậy, nếu đang dùng thuốc trị đông máu, bạn không nên ăn đậu bắp.
3. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người bị sỏi thận
Đậu bắp chứa lượng lớn oxalat. Chất này có thể kết hợp với canxi để tạo thành các tinh thể canxi oxalat trong nước tiểu. Tinh thể canxi oxalat là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sỏi thận.
4. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người đang dùng thuốc trị tiểu đường
Đậu bắp có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, loại quả này được phát hiện có tương tác với metformin. Metformin là thuốc thường dùng để điều trị bệnh đái tháo đường type 2.
Ngoài ra, người mắc tiểu đường type 2 thường có lượng acid cao trong nước tiểu. Lượng acid này làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nếu ăn thêm nhiều đậu bắp, nguy cơ này càng cao hơn. Vì vậy, nếu đang dùng thuốc trị tiểu đường, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đậu bắp.
>>> Đọc thêm: Bình bát kỵ gì? Cách dùng bình bát an toàn cho sức khỏe
5. Đậu bắp kỵ với rau gì? Người mẫn cảm, dễ dị ứng
Tình trạng gây dị ứng khi ăn đậu bắp thường hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu là người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, bạn cũng nên cẩn thận. Các triệu chứng thường gặp như nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, nghẹt mũi, hắt hơi. Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn đậu bắp, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra nhé.
6. Nam giới có vấn đề về sinh lý
Nghiên cứu trên động vật cho thấy đậu bắp có thể làm giảm lượng hormone testosterone. Hormone này có liên quan đến khả năng sinh sản của nam giới. Theo đó, nam giới có thể giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Kết luận này hiện vẫn chưa được nghiên cứu trên người. Tuy nhiên, nếu đang có ý định có con, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng đậu bắp.
>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết
Ăn đậu bắp mỗi ngày có tốt không?
Hiện vẫn chưa có thực phẩm nào nằm trong danh sách đậu bắp kỵ với rau gì. Đậu bắp được đánh giá là loại quả lành tính. Vậy bạn có thể ăn đậu bắp mỗi ngày không?
Sự thật là bất cứ thực phẩm nào dù tốt đến đâu, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Mỗi món ăn sẽ cung cấp một lượng dưỡng chất nhất định. Ăn quá nhiều một món sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.
Theo khuyến cáo, bạn có thể ăn đậu bắp 2 – 3 lần/tuần và 100 – 150 gam mỗi lần. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau:
• Ngoài tìm hiểu đậu bắp kỵ với rau gì, bạn cần tham khảo thông tin những nhóm người nên hạn chế ăn đậu bắp.
• Khi ăn đậu bắp, bạn không cần gọt vỏ hay bỏ hạt.
• Đậu bắp khi nấu nguyên quả thì món ăn sẽ ít chất nhầy hơn khi cắt nhỏ.
• Không nấu đậu bắp quá kỹ. Điều này sẽ làm mất đi hàm lượng chất dinh dưỡng trong quả đậu bắp.
• Ngoài nấu chín, bạn cũng có thể ép đậu bắp để uống nước.
Đậu bắp kỵ với rau gì là thắc mắc thường gặp về loại quả này. Mặc dù là loại quả lành tính, bạn cũng đừng quên các lưu ý khi chế biến đậu bắp nhé. Chúc bạn có nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng từ quả đậu bắp.
>>> Đọc thêm: Cà tím kỵ gì? 7 lợi ích và 6 thứ kỵ cần tránh
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
? Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC