Quả sung có vị ngọt nhẹ, thịt màu hồng, mềm, dai. Quả và lá sung đều đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được quả sung. Vậy những người không nên ăn quả sung là ai? Quả sung kỵ với gì?
Contents
Ăn quả sung có tác dụng gì?
Cây sung thuộc họ dâu tằm, loại thân cây gỗ lớn. Quả sung mọc thành từng chùm trên các cành nhỏ, ngắn. Quả sung thường ăn sống, muối dưa hoặc kho với thịt, cá. Trong khi đó, lá sung được dùng như rau gia vị, ăn kèm với thịt luộc. Quả sung kỵ với gì hay ăn quả sung có tác dụng gì không? Dưới đây là một vài thông tin về công dụng của quả sung.
1. Hàm lượng dinh dưỡng
100 gam quả sung tươi chứa khoảng 74 calo. Trong khi đó, 100 gam sung khô chứa đến 249 calo. Nguyên nhân là khi sấy khô, lượng đường trong quả cô đặc lại. Cụ thể hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100 gam quả sung tươi như sau:
• Calo: 74
• Chất đạm: 0.75 gam
• Lipid: 0.3 gam
• Chất xơ: 2.9 gam
• Đường: 16.26 gam
• Canxi: 35mg
• Magie: 17mg
• Phốt pho: 14mg
• Kali: 232mg
• Vitamin C: 2mg
• Vitamin A: 7 mcg
• Vitamin K: 4.7 mcg
• Beta-carotene: 85 mcg
2. Cải thiện tiêu hóa
Quả sung chứa nhiều chất xơ, có tác dụng làm mềm phân, giảm táo bón. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ quả sung có thể làm tăng tốc độ luân chuyển thức ăn ở đường tiêu hóa. Từ đó, các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày được cải thiện.
>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA QUẢ SUNG MUỐI KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
3. Cải thiện sức khỏe mạch máu và tim
Biết được quả sung kỵ với gì sẽ giúp bạn tận dụng hết công dụng của loại quả này. Quả sung có thể giảm huyết áp và giảm lượng mỡ trong máu. Quá trình này giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu trên động vật đã cho ra kết quả khả quan. Theo đó, chiết xuất từ lá và quả sung có thể cải thiện lượng cholesterol tốt.
4. Kiểm soát lượng đường trong máu
Một nghiên cứu về quả sung và lượng đường trong máu đã cho kết luận tích cực. Đồ uống có chứa chiết xuất quả sung liều cao có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn đồ uống không có chiết xuất quả sung. Kết luận này cho thấy quả sung có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với quả sung tươi. Quả sung khô có lượng đường cao hơn 3 lần quả tươi. Nếu gặp vấn đề về đường huyết, bạn nên hạn chế ăn quả sung sấy khô.
5. Chống ung thư
Lá sung và mủ sung được chứng minh là có hoạt tính chống khối u. Các khối u được kể đến là ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư cổ tử cung và tế bào ung thư gan ở người. Điều này không có nghĩa là ăn sung hoặc uống trà lá sung sẽ có tác dụng chữa ung thư. Kết luận trên chỉ dừng lại ở kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu chính thức trên cơ thể người.
>>> Đọc thêm: CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT
Những người không nên ăn quả sung
Quả sung kỵ với gì và những ai không nên ăn? Quả sung thường dùng như món ăn kèm, giúp tăng hương vị cho món ăn. Nếu thuộc một trong những nhóm người sau, bạn nên hạn chế ăn quả này.
1. Quả sung kỵ với gì? Người có đường huyết thấp
Quả sung tươi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù có vị ngọt nhưng sung tươi không cung cấp nhiều đường. Vì vậy, người có đường huyết thấp không nên ăn nhiều quả sung.
2. Người bị bệnh thận
Quả sung chứa axit oxalic. Chất này kết hợp với canxi có thể tạo thành sỏi thận. Đây là lý do người bệnh thận không nên ăn nhiều quả sung.
3. Quả sung kỵ với gì? Người dị ứng
Nếu thuộc cơ địa nhạy cảm, bạn có khả năng cao dị ứng với quả sung. Các triệu chứng dị ứng thường gặp như viêm màng kết, viêm mũi, sốc phản vệ. Bạn có thể kiểm tra bằng cách ăn một lượng nhỏ sung trước nhé.
4. Người đang dùng thuốc chống đông máu
Thuốc làm loãng máu chứa warfarin. Trong khi đó, vitamin K trong quả sung có thể làm warfarin mất tác dụng. Điều này khiến việc trị bệnh của bạn kém hiệu quả.
>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ
Quả sung kỵ với gì?
Quả sung kỵ với gì hay lá sung kỵ với gì? Hiện vẫn chưa có kết luận khoa học nào về các thực phẩm kỵ với sung. Tuy nhiên, câu trả lời này không có nghĩa là việc ăn sung là an toàn tuyệt đối. Quả sung hay lá sung có thể gây hại nếu ăn sai cách. Dưới đây là các tác hại của sung mà bạn có thể gặp phải.
• Gây xuất huyết: Ăn quả sung quá nhiều có thể dẫn đến xuất huyết trực tràng, nhất là sung chín.
• Dễ mắc bệnh thận, mật: Sung chứa hàm lượng axit oxalic cao. Ăn quá nhiều chất này sẽ có nguy cơ sỏi thận, các bệnh về mật, bàng quang.
• Hạ đường huyết: Axit chlorogenic trong quả sung tươi có thể giảm đường trong máu. Tình trạng này không tốt cho người có đường huyết thấp.
• Vấn đề về da: Quả sung chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng làm sạch da, giảm mụn. Nhiều người dựa vào đặc tính này nên lạm dụng sung để làm đẹp quá mức. Ăn quá nhiều sung khiến da nhạy cảm với ánh nắng hơn. Từ đó, bạn dễ mắc các bệnh về da như nổi mẩn, phát ban, tăng sắc tố.
• Gây khó tiêu: Quả sung chứa lượng lớn chất xơ. Điều này tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng khi ăn quá nhiều sẽ có phản ứng ngược. Cụ thể, bạn dễ bị đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày. Nếu ăn quá nhiều quả sung khô, bạn còn có thể bị tiêu chảy.
• Ngộ độc: Nhiều người hoang mang khi biết ăn quả sung cũng có thể bị ngộ độc. Không có thực phẩm nào trong danh sách quả sung kỵ với gì. Vậy nguyên nhân ngộ độc đến từ đâu? Sự thật là tình trạng ngộ độc thường gặp ở quả sung chín. Sung chín thường có nhiều côn trùng sinh sống bên trong. Nếu không kiểm tra kỹ trước khi ăn, bạn rất dễ bị ngộ độc.
>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?
Một số cách chế biến sung
Quả sung và lá sung có nhiều cách chế biến. Quả thường ăn sống, muối chua, sấy khô hoặc nấu cùng thịt, cá. Trong khi đó, lá sung thường ăn kèm như rau gia vị. Dưới đây là các cách chế biến quả sung và lá sung đơn giản, ít nấu nướng.
1. Cách ăn quả sung đơn giản
Bạn đã biết quả sung kỵ với gì. Không có thực phẩm “đại kỵ” với quả sung nên bạn có thể yên tâm khi chế biến.
• Ăn trực tiếp: Quả sung tươi có lượng calo thấp, vị ngọt nhẹ, là món ăn phù hợp trong các bữa phụ. Bạn có thể ăn quả sung để tráng miệng hoặc ăn cùng salad, muối chua sung. Quả để ăn trực tiếp là sung chín, có độ mềm ngọt nhất định. Bạn nhớ rửa sạch quả và kiểm tra kỹ xem có sâu bọ bên trong không nhé.
• Sấy khô: Sung sấy khô có lượng đường cao, thích hợp cho người đường huyết thấp. Sung khô cũng có tác dụng điều trị táo bón, nếu được dùng với lượng vừa phải.
2. Cách ăn lá sung đơn giản
Lá sung thường được ăn sống, ít qua chế biến ở nhiệt độ cao. Cách ăn thường gặp nhất là ăn cùng với các món thịt luộc, thịt nướng hay thịt muối. Lá sung tính mát, có vị bùi, hơi chát nhẹ. Lá sung có tác dụng giảm độ ngán, độ béo của món ăn chính.
Ngoài cách ăn trực tiếp, lá sung khô có thể dùng để ủ trà. Trà lá sung giúp thanh nhiệt, có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như nóng gan, vàng da.
Nhiều người lo lắng không biết quả sung kỵ với gì nên không dám ăn quả này. Hy vọng những chia sẻ trong bài sẽ giúp bạn hết hoang mang. Chỉ cần ăn với lượng hợp lý, lá sung và quả sung sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.
>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar
? Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC