[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

Thịt cóc kỵ với rau gì? Sẽ ngộ độc nếu không biết điều này [???] bazaarvietnam.vn

Thịt cóc chứa nhiều dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến. Nếu ăn sai cách, bạn rất dễ bị ngộ độc. Đã có không ít trường hợp tử vong do ngộ độc sau khi ăn những món chế biến từ cóc. Vậy làm thế nào để tránh bị ngộ độc khi ăn thịt cóc? Thịt cóc kỵ với rau gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.

Thịt cóc có chữa được bệnh còi xương?

Thịt cóc kỵ với rau gì? Sẽ ngộ độc nếu không biết điều này

Tìm hiểu thịt cóc kỵ với rau gì, bạn có thể bất ngờ khi biết công dụng phổ biến của thịt cóc. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt cóc có thể dùng để bồi bổ sức khỏe và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Tuy nhiên, điều này chưa được chứng minh bởi các kết luận khoa học.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cóc giàu chất đạm và kẽm. 100g bột cóc ăn được chứa khoảng 55,4g đạm và 65mg kẽm. Lượng đạm này xấp xỉ hoặc cao hơn một chút so với thịt gà, thịt heo. Nghĩa là thành phần đạm trong thịt cóc không phải quá khác biệt so với các loại thịt khác. Ngoài ra, lượng canxi và vitamin D trong thịt cóc rất thấp. Canxi và vitamin D là hai chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương của trẻ. Vì vậy, có thể thấy việc ăn thịt cóc chữa còi xương là không có cơ sở.

Thịt cóc kỵ với rau gì và ăn thịt cóc có tốt không? Tuy không có tác dụng thần thánh là chữa biếng ăn, còi xương, nhưng thịt cóc cũng chứa dinh dưỡng nhất định. Món ăn từ thịt cóc có thể giúp bạn thay đổi khẩu vị, giúp ăn ngon miệng hơn.

>>> Đọc thêm: Thịt ếch kỵ với rau gì? Nấu ếch với gì để tốt cho sức khỏe?

Thịt cóc kỵ với rau gì?

Tìm hiểu về các thực phẩm kỵ nhau giúp bạn chế biến những món ăn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn. Nếu kết hợp các nguyên liệu “đại kỵ”, bạn có thể bị ngộ độc. Đây chính là lý do khiến nhiều người quan tâm đến thông tin thịt cóc kỵ với rau gì.

Một trong những món phổ biến từ thịt cóc mà mẹ hay nấu cho bé là cháo cóc. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến cóc bằng cách chiên, xào hoặc nướng. Về cơ bản, cách chế biến cóc cũng tương tự như các món từ ếch.

Vậy thịt cóc kỵ với rau gì hay không nên nấu thịt cóc với gì? Hiện vẫn chưa có thông tin khuyến cáo nào về thực phẩm kỵ với thịt cóc. Bạn có thể nấu cùng với những nguyên liệu mình yêu thích. Tuy nhiên, bạn nên tính toán để các thành phần có sự hài hòa về khẩu vị. Nếu kết hợp những nguyên liệu có hương vị trái ngược nhau, món ăn sẽ giảm đi sức hấp dẫn.

>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu

Thịt cóc và nguy cơ ngộ độc

Thịt cóc và nguy cơ ngộ độc

Thịt cóc kỵ với rau gì thì câu trả lời là không có. Điều này không có nghĩa đây là món ăn an toàn tuyệt đối. Ngược lại, thịt cóc tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ngộ độc. Tình trạng ngộ độc thịt cóc có thể dẫn đến tử vong.

Thịt cóc không chứa độc nhưng các bộ phận gồm gan, trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh cóc lại rất độc. Mủ cóc (hay còn gọi là nọc cóc) là chất dịch màu trắng đục tiết ra từ các tuyến dưới da và mang tai. Các bộ phận này chứa chất độc tên là Bufotoxin. Chất này tác động đến tim mạch, gây hạ huyết áp, ảo giác. Một số loại cóc còn chứa độc tố Tetrodotoxin. Đây là loại độc có ở cá nóc, gây hại đến thần kinh.

Thành phần độc tố ở từng loại cóc có sự khác nhau nhưng nhìn chung đều gây ngộ độc cấp tính. Khi bị ngộ độc, nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong sau vài giờ. Một điều nguy hiểm nữa là các độc tố này không bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Nghĩa là cho dù nấu chín, chất độc vẫn không biến mất.
Thịt cóc không chứa độc và thịt cóc kỵ với rau gì cũng không có. Nhưng nguy cơ ngộ độc khi ăn thịt cóc vẫn rất cao. Nguyên nhân là trong quá trình chế biến, chất độc ở bộ phận khác bị dính sang phần thịt. Nếu khâu vệ sinh không đảm bảo an toàn, bạn hoàn toàn có thể bị ngộ độc khi ăn thịt cóc.

>>> Đọc thêm: Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? 11 món ăn hiệu quả không ngờ

Thịt cóc kỵ với rau gì? Triệu chứng và cách xử trí khi ngộ độc cóc

Triệu chứng và cách xử trí khi ngộ độc cóc

Khi tìm hiểu thịt cóc kỵ với rau gì, bạn đừng bỏ qua các thông tin về việc ngộ độc khi ăn cóc. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp và cách xử lý.

1. Triệu chứng ngộ độc thịt cóc

Ngộ độc khi tiếp xúc

Bạn hiếm khi bị ngộ độc nếu chỉ đụng chạm hay sờ vào con cóc. Tuy nhiên, bạn cần tránh để chất nhầy của cóc dính vào bộ phận nhạy cảm như mắt, miệng. Độc tố từ chất nhầy sẽ gây nóng rát, sưng phồng ở những nơi chẳng may dính phải.

Ngộ độc khi ăn

Triệu chứng ngộ độc cóc thường xảy ra khoảng 1 giờ sau khi ăn. Ở những người nhạy cảm, biểu hiện ngộ độc có thể xuất hiện sớm hơn, khoảng 15 – 30 phút.
Đầu tiên sẽ thấy chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Các đầu ngón tay, ngón chân bị châm chích, đau nhói.

Kế đến là đau bụng dữ dội, ói mửa, tiêu chảy, tụt huyết áp.

Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể bị suy tim, khó thở, thậm chí tử vong.

2. Cách xử trí khi bị ngộ độc cóc

Ngộ độc khi tiếp xúc

Khi chất nhầy từ cóc dính vào và gây ngứa, rát, bạn nên ngừng việc tiếp xúc ngay lập tức. Sau đó, bạn nhanh chóng rửa sạch vùng tiếp xúc bằng nước sạch. Bạn rửa nhiều lần cho đến khi vết thương dễ chịu. Nếu mủ cóc dây vào mắt, bạn phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Ngộ độc khi ăn

Cách xử lý khi ăn cóc bị ngộ độc là tìm cách nôn ra càng sớm càng tốt. Song song đó, bạn cần đến ngay bệnh viện để được cấp cứu. Ngộ độc khi ăn thịt cóc tuyệt đối không xử lý tại nhà.

>>> Đọc thêm: 10 cách chữa đầy bụng khó tiêu buồn nôn dân gian

Thịt cóc kỵ với rau gì và cách phòng tránh ngộ độc từ thịt cóc

Thịt cóc kỵ với rau gì

Ảnh: IzzyCooking

Để ăn cóc an toàn, bạn cần biết thịt cóc kỵ với rau gì và cách phòng tránh ngộ độc khi ăn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

• Nếu không biết cách chế biến, tốt nhất bạn không nên tự làm thịt cóc để ăn. Chất độc từ các bộ phận khác rất dễ lan truyền sang thịt cóc. Bạn không thể chắc chắn quá trình chế biến đảm bảo an toàn 100%. Độc tố này cũng không thể tiêu diệt thông qua việc nấu chín. Điều này càng nguy hiểm hơn nếu người ăn thịt cóc là trẻ nhỏ hay người già. Đây là nhóm người có sức đề kháng yếu. Nếu không may ăn phải thịt cóc dính độc, hậu quả sẽ khó lường. Vì vậy, tốt nhất, bạn nên tránh ăn thịt cóc nếu không chắc chắn về cách chế biến hoặc chỉ nên mua đùi cóc làm sẵn.

• Cóc tía (cóc có mắt màu đỏ) là loại cóc chứa nhiều độc tố nhất. Bạn nên tuyệt đối không ăn loại cóc này.

• Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm từ thịt cóc. Có thể kể đến như chà bông, bột, chả cóc. Bạn chỉ nên mua những sản phẩm có chứng nhận của các cơ quan chức năng. Bạn không nên mua món từ thịt cóc ở những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không uy tín. Những lời quảng cáo về công dụng thần thánh của thịt cóc hiện chưa có cơ sở khoa học. Bạn nên tỉnh táo khi mua và sử dụng thịt cóc cho trẻ nhỏ nhé.

• Tuyệt đối không ăn nội tạng hay các bộ phận khác ngoài thịt cóc. Như đã thông tin, các bộ phận khác của cóc đều chứa độc tố. Bạn chỉ ăn thịt của cóc.

Thịt cóc chứa hàm lượng đạm và kẽm dồi dào, tương đương thịt gà và thịt heo. Nếu bạn thắc mắc thịt cóc kỵ với rau gì thì có thể yên tâm. Thịt cóc có thể kết hợp với đa dạng các loại rau. Tuy nhiên, đây lại là món ăn chứa nhiều nguy cơ ngộ độc nguy hiểm. Bạn nên trang bị nhiều thông tin về việc chọn mua và cách chế biến để tránh hậu quả đáng tiếc khi ăn thịt cóc nhé.

>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

? Top1Go : LINK ĐẾN BÀI VIẾT GỐC

[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart