[bsa_pro_ad_space id=5]

[bsa_pro_ad_space id=5]

[???]Hồi Ký Tù Binh Thương Trường – , SKU – 893525142072 – nhasachphuongnam.com ???Top1Shop? ??Top1Vietnam?? ????

143,100.00 $

Add to wishlistAdded to wishlistRemoved from wishlist 0
Add to compare

[??]Hồi Ký Tù Binh Thương Trường – ???? , SKU – 893525142072 – nhasachphuongnam.com???Top1Shop?????
Hồi ký TÙ BINH THƯƠNG TRƯỜNG kể về sự kiện doanh nhân Nguyễn Phước Bửu Huy (tên thường gọi: Bửu Huy) đã bị Interpol Bỉ bắt khi tham dự Hội chợ Thủy sản châu Âu tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Nguyên nhân sâu xa xuất phát từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cá Tra, cá Basa Việt Nam và các doanh nghiệp cá Catfish Mỹ đã dẫn đến cuộc chiến thương mại giữa hai bên. Cuộc chiến này đến nay vẫn chưa chấm dứt và còn gây ra nhiều cản trở, khó khăn cho việc mở rộng thị trường cá Tra tại Mỹ.
Tác giả là một trong những người thuộc thế hệ tiên phong, đã góp phần mở đường đưa sản phẩm cá Basa, cá Tra từ một loài cá bản địa vô danh trở thành sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, sự cạnh tranh khốc liệt của thương trường không thua kém gì trên chiến trường. Những rủi ro do sự cạnh tranh đó đã làm cho nhiều doanh nghiệp, doanh nhân và người nuôi cá bao phen vất vả, khó khăn thăng trầm. Không ít người đã bị phá sản, vỡ nợ, phải bỏ trốn, thậm chí bị tù đày vì con cá Tra này. Trong số đó, doanh nhân Bửu Huy cũng đã chịu đắng cay khi bị Tòa án Mỹ cáo buộc nhầm lẫn về gian lận tên gọi sản phẩm, để rồi phải bị bắt như một “tù binh” và bị giam giữ 134 ngày trong nhà tù Vương quốc Bỉ.

Hồi ký nói rõ những sự kiện dẫn đến “cuộc chiến thương mại” mà đỉnh điểm là việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ (US.DOC) đã áp thuế chống bán phá giá (CBPG) lên sản phẩm fillet cá Tra vào đầu năm 2003.

Những hệ lụy của nó tiếp tục kéo dài suốt 20 năm qua (2003 – 2023). Tuy thuế CBPG nay đã trở thành một thứ “thông lệ” của chủ nghĩa bảo hộ, nhưng nó vẫn còn tiếp tục là rào cản thương mại cho các doanh nghiệp cá Tra Việt Nam.

Hồi ký còn đề cập đến trách nhiệm bảo hộ công dân của nhà nước Việt Nam khi xảy ra sự kiện bắt giữ Bửu Huy tại Hội chợ Thủy sản quốc tế châu Âu. Đây là cuộc đấu tranh pháp lý cam go, quyết liệt trong bối cảnh Việt Nam bước đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới từ những năm 2000.

Tác giả mong muốn một ngày không xa, “cuộc chiến thương mại” này sẽ đến hồi kết thúc. Chấm dứt việc áp thuế CBPG phi lý nói trên để thiết lập sự hợp tác thân thiện, bình đẳng giữa những người nông dân nuôi cá, các doanh nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội cá Tra Việt Nam cùng với Hiệp hội cá Catfish Mỹ (Catfish Farmers of America – CFA) và các doanh nghiệp thủy sản Hoa Kỳ.

Đây là một cuốn sách có nhiều sự kiện liên quan đến quá trình phát triển của ngành cá Tra Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua, cung cấp cho độc giả nhiều thông tin về sự kiện trên và những kinh nghiệm nghề nghiệp qua từng giai đoạn thăng trầm trong cuộc đời của doanh nhân Bửu Huy. Hy vọng đây là một cuốn sách hay cho các bạn đọc.

Chia sẻ về cuốn sách, tác giả Nguyễn Phước Bửu Huy cho biết:

Chú tôi – ông Ưng Tiếu, lúc còn sống, từng khuyên tôi: “Cháu không nên khơi lại đống tro tàn, những gì của quá khứ đau buồn thì hãy quên đi”. Đã 17 năm trôi qua, tôi cũng không muốn nhắc lại, vì muốn để cho nó chìm dần vào quên lãng. Tuy nhiên, nhiều bạn bè, người thân hay hỏi tôi về những ngày đen tối nhất của cuộc đời trong nhà tù xứ Bỉ. Các bạn ấy muốn biết sự thật lý do tại sao tôi bị Interpol Bỉ bắt? Về cuộc sống, sinh hoạt trong nhà tù Bỉ. Họ đã đối xử với tù nhân ra sao? Tại sao tôi lại được chính phủ Bỉ trả tự do? Phản ứng của phía Mỹ khi đó như thế nào? Sự can thiệp, bảo hộ công dân của Chính phủ Việt Nam ra sao? Thiệt hại vật chất, tinh thần đối với công ty và gia đình tôi? Có người còn hiểu sai vụ việc, cho rằng tôi đã phạm tội nên mới bị Tòa án Mỹ ra lệnh bắt.

Quả thật, bất đắc dĩ tôi đã bị rơi vào hoàn cảnh tù tội như là số mệnh. Phải chăng do cái nghiệp của mình? Qua hơn một thập kỷ, đã vơi đi nhiều nỗi đau buồn, trong ký ức chỉ còn đọng lại những kỷ niệm, niềm vui, tình cảm con người, gia đình, người thân và bạn bè khi nhìn lại quãng đời mình đã đi qua.

Sự kiện bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính Tập đoàn Viễn thông Technologies của Trung Quốc, bị Mỹ ra lệnh bắt tại Canada vào năm 2018 để dẫn độ về Mỹ xét xử vì tội “đánh cắp công nghệ và vi phạm lệnh cấm vận thương mại” xem ra rất mơ hồ. Vụ án này khiến tôi nhớ lại trường hợp của mình đã xảy ra cách đây 17 năm về trước. Xét về bản chất, vụ án của bà Mạnh và vụ của tôi thật khác nhau. Một vụ là do họ cố tình “chơi nhau”, còn một vụ là do sự cáo buộc nhầm lẫn. Nhưng hai sự kiện này xảy ra khá giống nhau do phía Mỹ muốn bắt giữ “tù binh” của đối phương trong một cuộc cạnh tranh thương mại.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh, đấu đá nhau trong thương trường cũng giống như trên chiến trường. Thay vì cuộc chiến bằng súng đạn, tuy không đổ máu, nhưng cuộc chiến thương mại giữa các doanh nghiệp cá Tra và cá Catfish cũng không kém phần quyết liệt. Hiệp hội cá Catfish Mỹ (Catfish Farmers of America – CFA) đã tung ra những đòn tấn công liên tục nhắm vào đối phương để bảo vệ quyền lợi của họ. Viện nhiều lý do, nào là cá nuôi trong môi trường dơ bẩn, nào là giành độc quyền tên gọi catfish, cho đến việc kiện tụng pháp lý mang tính chính trị, CFA viện cớ rằng Việt Nam không phải là nền kinh tế thị trường để cáo buộc các doanh nghiệp cá Tra bán dưới giá thành sản xuất, gây thiệt hại vật chất cho họ. Cuối cùng, US.DOC phải áp thuế chống bán phá giá (CBPG) một cách phi lý lên sản phẩm cá Tra. Từ đó, đã dẫn đến việc tôi bị cáo buộc nào là cố tình làm sai nhãn hiệu, nhằm trốn thuế CBPG và họ đã yêu cầu Interpol Bỉ bắt tôi làm “tù binh” trong cuộc chiến ấy. Lúc đó, câu chuyện không còn là một sự kiện cá nhân mà nó đã trở thành sự kiện được cả nước quan tâm vì đang trong thời kỳ đầu hội nhập kinh tế thế giới.

Khi vụ án của tôi xảy ra, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đình đám trong bối cảnh có nhiều sự kiện quan trọng như: Việt Nam đang đàm phán tích cực để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); đoàn Thủ tướng Chính phủ sang tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 6 (Asia-Europe Meeting-ASEM 6), diễn ra tại Helsinki, Phần Lan (10-11/9/2006); và Hội nghị cấp cao về Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương – APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation) lần thứ 14, lần đầu được tổ chức tại Hà Nội (11/2006), với sự tham dự của nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó có Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush.

Có những sự việc tạo nên niềm hãnh diện, nhưng đồng thời cũng có những sự việc tạo nên “dấu ấn” sâu sắc trong sự nghiệp của mỗi con người. Để ghi lại những sự kiện đó, giải đáp những nghi vấn, thắc mắc, đã thôi thúc tôi viết Hồi ký này.

Qua sự kiện này, tôi muốn nói về sự bảo hộ công dân của Nhà nước Việt Nam. Không bao che cho những hành vi sai trái của doanh nghiệp, nhưng sẵn sàng bảo vệ công dân khi có sự cố ở nước ngoài. Trong đó, sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, Hiệp hội VASEP và sự đóng góp quý báu của những người liên quan trong cuộc đấu tranh pháp lý để đòi lại quyền tự do, sự công bằng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Sau khi tôi trở về Việt Nam, ngày 15 tháng 12 năm 2006, Tòa án Bắc Florida đã đưa vụ án PSI/PTI ra xét xử. Danny Nguyễn, đại diện chủ nhân, đã nhận tội cố ý làm sai nhãn hiệu và đã bị Tòa tuyên án 51 tháng tù giam, 3 năm quản chế, nộp phạt 1.139.275USD.

Mãi đến 5 năm sau, khi các luật sư của tôi đệ đơn kiến nghị đến Tòa án, ngày 04 tháng 8 năm 2011, Tòa án Bắc Florida và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã ra lệnh hủy bỏ tất cả cáo trạng buộc tội tôi và công ty AFIEX. Đồng thời, xóa tên tôi vĩnh viễn trên mạng truy nã của Interpol quốc tế. Sứ quán Hoa Kỳ sau đó còn cấp visa để tôi có thể sang Mỹ và đi lại các nước trên thế giới một cách bình thường. Thiết nghĩ, họ cũng đã thừa nhận sự nhầm lẫn trong việc bắt giữ, buộc tội tôi. Điều đó giúp tôi phần nào lấy lại niềm tin vào sự công bằng của luật pháp Hoa Kỳ.

TÙ BINH THƯƠNG TRƯỜNG – với tựa đề hồi ký này, tôi không muốn làm điều gì ảnh hưởng đến mối quan hệ bang giao đang ngày càng tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trái lại, tôi rất vui mừng và mong muốn vun đắp cho những thành quả mà hai bên đã đạt được. Tôi luôn mong muốn chấm dứt hoàn toàn “cuộc chiến thương mại” vẫn còn dai dẳng giữa những doanh nghiệp nghề cá. Tôi mong ước tạo lập sự hợp tác thân thiện, bền vững giữa các hiệp hội, giữa những người nuôi cá Catfish Mỹ và cá Tra Việt Nam.

Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đến tất cả mọi người, các cơ quan, đoàn thể đã tận tình giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, khuyên bảo, đầy tình cảm con người. Trải qua thời gian, đã cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, giúp tôi vượt qua mọi nghịch cảnh, thử thách để có được sống yên bình ngày hôm nay.

Thông tin tác giả

Nguyễn Phước Bửu Huy, còn gọi là Bửu Huy. Sinh ngày 13/1/1957 tại Thành phố Huế. Từ nhỏ học tiểu học tại Trường Providence (Thiêu Hựu) – Huế.

Năm 1968, theo gia đình vào Đà Nẵng. Học Trường Trung học Phan Thanh Giản, rồi Trung học Phan Châu Trinh.

Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thi đậu vào Trường Đại học Nông nghiệp 4 (nay là Trường Đại học Nông Lâm TP HCM), khoa Thủy sản, là khóa đầu tiên sau 1975 (TSKI – 75).

Năm 1981, ra trường với bằng cấp Kỹ sư Thủy sản. Về làm việc tại Công ty Thủy sản An Giang. Phó Đội trưởng Đội Nuôi cá bè tại Châu Đốc.

Năm 1983, chuyển về Sở Thủy sản An Giang. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Kế hoạch – Xây dựng cơ bản. Phụ trách công tác xây dựng cơ bản. Tham gia nhiều công trình xây dựng cơ sở sản xuất, khai thác, phát triển ngành thủy sản địa phương, xây dựng nhà máy đông lạnh đầu tiên của tỉnh An Giang (1985 – 1986).

Năm 1986, làm Phó Giám đốc Xí nghiệp Đông lạnh, thuộc Công ty Thủy sản An Giang. Tiếp cận kỹ thuật fillet từ chuyên gia Australia.

Năm 1991, làm trợ lý Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông Thủy sản An Giang (AFIEX). Tham gia khai mở thị trường sản phẩm fillet cá Basa, cá Tra.

Năm 1995, làm Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX). Tham gia Hội đồng quản trị và điều hành một số liên doanh nước ngoài (IFC – Philippines; Silver Wing – Australia; Golden Resource – Viet Nguyên – Hong Kong).

Năm 2000, tham gia xây dựng và làm Giám đốc Xí nghiệp Đông lạnh Afiex Seafood của AFX. Đóng góp vào công cuộc mở rộng, phát triển thị trường cá Basa, cá Tra.

Tháng 5/2006, bị bắt tại Brussels, Vương quốc Bỉ trong khi tham dự hội chợ Thủy sản châu Âu (ESE).

Năm 2008, chính thức rời AFX. Tham gia xây dựng nhà máy đông lạnh của Công ty Cổ phần Chế biến & Xuất nhập khẩu Thủy sản Cadovimex II, tại tỉnh Đồng Tháp. Sau khi công trình hoàn thành, đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc công ty này cho đến lúc nghỉ hưu năm 2016.

https://nhasachphuongnam.com/hoi-ky-tu-binh-thuong-truong.html



[??]Hồi Ký Tù Binh Thương Trường – ???? , SKU – 893525142072 – nhasachphuongnam.com???Top1Shop?????
https://nhasachphuongnam.com/hoi-ky-tu-binh-thuong-truong.html

Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-nhasachphuongnam.com


Code Embed: No embed code was found for TOP1INDEX-[??][??]nhasachphuongnam.com


[??]Hồi Ký Tù Binh Thương Trường – ???? , SKU – 893525142072 – nhasachphuongnam.com???Top1Shop? ??Top1Vietnam?? ?? ??????

Trang chủ?????


Top1Shop-Top1Index-Top1List






[bsa_pro_ad_space id=2] [give_form id="2868661"]
[bsa_pro_ad_space id=2]
[???]Hồi Ký Tù Binh Thương Trường – , SKU – 893525142072 – nhasachphuongnam.com ???Top1Shop? ??Top1Vietnam?? ????
[???]Hồi Ký Tù Binh Thương Trường – , SKU – 893525142072 – nhasachphuongnam.com ???Top1Shop? ??Top1Vietnam?? ????

143,100.00 $

Ways to Give | ASE Foundation for Cardiovascular Ultrasound

top1brand
Logo
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart